THỰC HÀNH GIAO DIỆN NHÓM 1 THẺ CÔNG CỤ
Trong nhóm 01 này gồm các thẻ: Projet ta đã tạo trong phần mở đầu, thẻ Effects, thẻ Effects Controls, thẻ Source, thẻ Audio Track Mixer. (trong phần này tôi đã lựa chon giao diện thích hợp để làm cho riêng mình. Trong phần chỉnh sửa giao diện tôi sẽ có phàn hướng dẫn cho các bạn tỉ mỉ để các bạn làm theo ý mình).
THẺ PROJECT ĐÃ TẠO.
– Project đã tạo: trong phần này nhấn vào những dấu vạch có một thực đơn sổ xuống. Trong đó: Close Panel: (đóng thoát thẻ đó). Unlock Panel. (rã ra khỏi thẻ). Close Other Panels in Groups. (đóng thoát tất cả các thẻ cùng lúc). Panel Group Setting. (đóng từng phần nhỏ trong tất cả cá thực đơn). Close Project. (thoát Project đang làm việc). Seve Project (nhớ thao tác làm việc trong Project).

– New Bin, (Mở một thư mục mới). New Search Project. (Chuyển mới project).
– List, Icon. (chuyển qua lại giữa 2 chế độ hiển thị hình ảnh lớn hoặc nhỏ của Media).
– Preview Area. (Thêm một hiển thị của Media). Hover Scrub. (hiển thị khi rê chuột vào clips có chuyển động). Thumbnails Controls for All Pointing deveces. (thu nhỏ tất cả các Media nhưng khi rê chuột vào hiển thị chuyển động trở lại)

– Font size. (làm chữ hiển thị lớn nhỏ tên của Project).

THẺ EFFECTS:
– Presets. (Phần này lưu lại các Presets mình đã làm phim, lưu vào đây để lần sau ta vào để lấy xuống Timeline tiếp tục làm không phải vào các phần của Effects để tìm kiếm).
– Lumetri Presets. (Thư viện mặc định của phần mềm).
– Audio Effect. (Bộ lọc của âm thanh. Khi vào đó kéo thả để chỉnh sửa âm thanh từng phần một).
– Audio Effect Transitions. Âm thanh chuyển cảnh cho đoạn giữ của 2 clips phim.
– Video Effect. (Bộ lọc của Video. Khi vào đó kéo thả để chỉnh sửa Video từng phần một theo ý muốn).
– Video Transitions. (Bộ lọc chuyển cảnh Video đa dạng và phong phú).






Những phẩn của thẻ Effect này là phần tập làm quen giao diện Premier. Chỉ là phần mở đầu tập làm phim. Vì vậy để nâng cao các phần này mời các bạn đến với các bài hướng dẫn làm phim bằng hình ảnh cũng như hướng dẫn video phần mềm Premier 2020 sau này.
THẺ SOURCE.
Trong phần làm phim chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp thì phàn này cũng rất quan trọng. Vì, đa phần những source phim quay đều có phàn thừa. Để lấy được phần cần nhất để dựng thì source này rất cần. Hoặc lấy những đoạn phim trong những phim đã biên tập trước đó đều rất cần phần này.
Để thực hiện: Bằng cách click đúp một source phim sẽ tự dộng mở cửa sổ này ra và tiến hành tìm kiếm đoạn phim đang cần, đóng Masks in, masks out và kéo xuống timeline để dựng. Tuy vậy, khi xuống timeline sẽ chỉnh sửa cho vừa ý.

THẺ EFFECT CONTROLS.
Thẻ này là phần tạo chuyển động cho phim. Thường khi những source quay trên các thiệt bị quay chuyên nghiệp hay trên các dòng điện thoại thông minh hiện nay đều cho ra những source hình tĩnh, vì vậy khi dựng phim rất cần sự chuyển động hình ảnh để làm phong phú cho người xem.
Ứng dụng như sau: Chỉ vào một source trên timeline và tiến hành tạo chuyển động cho source đó.
Phần này sẽ có phần hướng dẫn ti mỉ từng động tác để anh e nắm rõ và làm được ở phần nâng cao chất lượng cho phim. Mời các bạn đón nhận hoặc có thể nhìn qua clips Video dưới bài để biết thêm phần sơ đẳng.




THẺ AUDIO TRACKS MIXER.
Trong phần Video đẹp là điều cần thiết nhưng phần âm thanh cũng không kém phần quan trọng. Phần chỉnh sửa âm thanh sơ bộ này cũng góp phần làm cho clips sinh dộng hẳn lên. Ngoài ra, phần chỉnh sửa âm thanh còn một việc nâng cao hơn là phải vào phần Audio Effect đã nói ở trên để tìm những file phù hợp để kéo xuống và chỉnh sửa theo ý muốn. Tuy vậy để có tính chuyên nghiệp hơn, mời các bạn đón đọc phần nâng cao của trang thủ thuật công nghệ blog này.

Chúc các bạn những trải nghiệm thủ thuật công nghệ .
Mời xem: Video Bài 04. THỰC HÀNH GIAO DIỆN. PHẦN 01 MENU