thiet lap mang wifi trong gia dinh

Thiết lập mạng wifi trong gia đình

Ngày nay hầu như mỗi gia đình và văn phòng nhỏ đều có lắp đặt internet cáp quang, thiết lập một mạng nội bộ WiFi để kết nối các thiết bị đến internet. Các thiết bị bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy vi tính, Tivi. Lắp Internet có luôn TV.

Trong bài viết hôm nay mình sẽ trình bày tổng quan cách hoạt động và cách kết nối các thiết bị đến internet trong không gian mạng nội bộ gia đình và văn phòng nhỏ.

Chúng ta bắt đầu nào!

Chọn mạng có dây hoặc mạng không dây (Wifi)

Mạng có dây

Trước năm 2010 mạng gia đình thường là mạng có dây, nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp cho bạn một modem kết nối đến internet, máy tính của bạn kết nối đến modem qua dây cáp mạng RJ45 để truy cập Internet.

so do mang co day trong gia dinh

Ưu điểm của mạng có dây

  • Tốt độ truy cập lên từ 100Mbps đến 10Gbps
  • Bảo mật và độ tin cậy cao

Nhược điểm của mạng có dây

  • Không làm việc với các thiết bị không trang bị cổng mạng RJ45 như máy tính Macbook, Smartphone, Tablet
  • Công việc đi dây mạng trong nhà và văn phòng là vấn đề cần xem xét.
  • Khách đến văn phòng muốn sử dụng internet phải có dây mạng cho họ, thật rắc rối.

Ngày nay, hầu như gia đình nào lắp cáp quang internet cũng đều được trang bị modem router wifi, các thiết bị smartphone và máy tính kết nối đến wifi để truy cập internet.

Mạng có dây thường sử dụng cho đường trục chính của mạng, kết nối giữa các thiết bị Switch hoặc router để mở rộng không gian mạng, vùng phủ sóng wifi.

Xem thêm: Tăng cường sóng wifi – mở rộng kết nối mạng nội bộ trong ngôi nhà bạn

Mạng không dây Wifi

Mạng không dây sử dụng Wifi để các thiết bị kết nối đến internet và kết nối lẫn nhau. Dễ sử dụng và dễ cài đặt nhưng tốc độ sẽ chậm hơn, các thiết bị chỉ hoạt động tốt trong vùng phủ sóng wifi.

Ưu điểm của mạng không dây wifi

  • Người dùng dễ dàng thiết lập kết nối, chỉ cần có mật khẩu wifi.
  • Các thiết bị smartphone, máy tính Mac, iPad, tablet dễ dàng kết nối sử dụng internet.
  • Không phải đi dây cáp mạng lằng nhằng khắp nhà

Nhược điểm của mạng không dây

  • Sẽ không an toàn bảo mật nếu không thiết lập đúng
  • Không nhanh bằng mạng có dây
  • Dễ dàng bị hack mật khẩu wifi nếu bạn đặt mật khẩu yếu (Mật khẩu wifi mạnh là mật khẩu bao gồm từ 8 ký tự trở lên, có ký tự số, ký tự thường, ký tự hoa và ký tự đặc biệt).

Mạng không dây ngày nay trở thành phổ biến, hầu như nhà nào cũng sử dụng, kết hợp cả mạng có dây.

Thiết lập mạng nội bộ (Gia đình và văn phòng nhỏ)

Các thành phấn chính để xây dựng mạng nội bộ bao gồm:

  • Modem tích hợp Router Wifi: Được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ internet, nếu muốn sóng wifi mạnh hơn, trang bị thêm router Wifi.
  • Switch: Kết nối các thiết bị với nhau
  • Cáp mạng RJ45: cat 5, cat5e hoặc cat 6
  • Thiết bị chuyển đổi quang điện

so do mang khong day trong gia dinh

Hầu hết mạng nội bộ đều được trang bị modem router wifi của nhà cung cấp dịch vụ internet, đây là thành phần chính để kết nối các thiết bị trong gia đình như máy tính, điện thoại thông minh để truy cập internet, nếu nhà rộng, nhiều tầng lầu bạn cần xem xét mua thêm thiết bị Wireless Access Point (Router Wifi) để mở rộng vùng phủ sóng.

Thiết bị chuyển đổi quang điện để chuyển tín hiệu điện từ modem router wifi thành tín hiệu quang truyền đi trên đường cáp quang đến nhà cung cấp dịch vụ internet và ngược lại.

Ngày nay, trong mỗi gia đình đều sử dụng internet cáp quang.

Xem thêm bài: Cài đặt và cấu hình Router Wifi

Vị trí đặt Router Wifi

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể phủ sóng được wifi khắp ngôi nhà của bạn. đừng đặt wifi bị xe khuất bởi vật cản như phía sau ghế sofa, phía sau tủ chén, kế nồi vi song, điện thoại không dây…

Hãy đặt Router wifi ở nơi trung tâm của ngôi nhà hoặc văn phòng, sao cho sóng có thể phủ đến khắp nơi trong ngôi nhà của bạn. Đừng đặt nó chèo queo ở một góc nhà, không thể phủ sóng tới được ở các phòng ngủ và không gian giải trí cần wifi khác.

Hãy sử dụng ứng dụng inSSIDer để thử sóng wifi, test kỹ, tìm vị trí đặt router wifi ở vị trí thuận lợi nhất, tốt nhất để bạn có thể đi bất cứ đâu trong ngôi nhà vẫn có thể sử dụng được sóng wifi.

Mở rộng mạng, mở rộng vùng phủ sóng wifi

Nếu ngôi nhà lớn và văn phòng rộng, một router wifi không thể phủ sóng được hết tất cả vị trí trong ngôi nhà, bạn cần xem xét mua thêm thiết bị mở rộng mạng, mở rộng vùng phủ sóng.

  • Mở rộng vùng phủ sóng bằng cách lắp thêm thiết bị tăng cường sóng wifi
  • Mở rộng mạng bằng cách lắp thêm switch, sau đó lắp thêm router wifi
  • Mở rộng sóng bằng cách sử dụng thêm thiết bị home plug adapters

Xem chi tiết cách mở rộng mạng, tăng cường sóng wifi tại đây.

Cấu hình Router Wifi

Để cầu hình router wifi, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn kèm theo router wifi, trong đó cung cấp chi tiết địa chỉ IP, username, password để truy cập vào trang cấu hình router wifi, làm theo tài liệu hướng dẫn đi kèm là bạn có thể cấu hình được dễ dàng.

Để cấu hình router wifi, bạn mở trình duyệt web, nhập địa chỉ IP mặc định của router wifi, sau đó nhập username, password, có nhiều thông số cấu hình, tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn, tuy nhiên các thông số cấu hình cơ bản để sử dụng được router wifi mà bạn cần quan tâm là:

  1. Thay đổi SSID để định danh cho điểm truy cập wifi trong nhà bạn
  2. Thay đổi mật khẩu truy cập trang quản trị router wifi, vì tài khoản mặc định đã được thông tin rộng rãi trên internet, mọi người đều đã biết, nếu bạn không thay đổi, nguy cơ hacker có thể vào router wifi của bạn và hack cả mạng wifi của bạn đó.
  3. Cài đặt mật khẩu wifi, chỉ cho phép ai có mật khẩu mới vào được mạng wifi của bạn.

Xem thêm bài viết:

  • Cấu hình Router Wifi
  • Cài đặt chức năng bảo mật trên router wifi

Để các thiết bị kết nối đến router wifi cần phải có mật khẩu đăng nhập wifi.

Địa chỉ IP

Tất cả thiết bị trong mạng nội bộ đều cần địa chỉ IP.

Thường địa chỉ IP được cung cấp bởi thiết bị router qua giao thức DHCP – Dynamic Host Configuration Protocol.

Nếu địa chỉ IP được cung cấp qua giao thức DHCP đến thiết bị được gọi là địa chỉ IP động, mỗi lần bạn bật nguồn thiết bị thì địa chỉ IP mới được gán cho thiết bị, đôi khi vào các thời điểm khác nhau sẽ có địa chỉ IP khác nhau được cung cấp đến thiết bị.

Nếu bạn tự gán địa chỉ IP cho thiết bị, được gọi là địa chỉ IP tĩnh. Để cho khỏe hãy sử dụng chức năng cung cấp địa chỉ IP động qua giao thức DHCP.

Nếu bạn sử dụng chức năng Port forwarding thường đòi hỏi phải sử dụng địa chỉ IP tĩnh.

Địa chỉ IP được sử dụng trong mạng nội bộ gọi là địa chỉ IP nội bộ hoặc địa chỉ IP bên trong mạng, để phân biệt với địa chỉ IP bên ngoài hoặc địa chỉ IP Public.

Khi bạn kết nối đến internet, thiết bị của bạn sẽ sử dụng địa chỉ IP bên ngoài, địa chỉ IP này được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ internet ISP – Internet Service Provider, được gán đến modem router wifi của bạn.

Làm sao biết DNS, địa chỉ IP và địa chỉ MAC trên máy tính

Nếu bạn muốn biết địa chỉ IP của hệ thống phân giải tên miền DNS – Domain Name System, hoặc địa chỉ IP và địa chỉ Mac trên thiết bị Router hoặc ngay cả trên thiết bị máy tính, bạn có thể sử dụng lệnh như sau:

  • Nếu là máy tính PC Window bạn sử dụng lệnh ipconfig /all (Mở ứng dụng CMD gõ lệnh vào)
  • Nếu sử dụng máy tính Linux gõ lệnh ifconfig

Dưới đây là kết quả xuất ra từ lệnh ipconfig /all

xem dia chi IP bang lenh ipconfig

Router chính là thiết bị gateway để kết nối đến internet, khi xem thông số cấu hình thường được đặt với cái tên là default gateway.

Trong hình default gateway là 10.70.28.1

Cấu hình Firewall trên mạng nội bộ (Gia đình hoặc văn phòng nhỏ)

Chức năng Firewall hầu như trên thiết bị router nào cũng có trang bị, đi kèm với chức năng firewall là chức năng NAT, đây là cặp bài trùng trên mỗi thiết bị router.

Firewall là chức năng bảo vệ mạng nội bộ từ những hiểm họa từ thế giới bên ngoài, hạn chế tối đa sự xâm nhập từ bên ngoài internet vào bên trong mạng nội bộ của chúng ta. Tất nhiên, thiết bị bên trong mạng nội bộ truy cập đến internet dễ dàng.

cau hinh firewall

Đối với mạng nội bộ nhỏ như gia đình hoặc văn phòng nhỏ, thường thì firewall tích hợp luôn trên thiết bị router. Còn đối với các mạng lớn hơn, firewall được trang bị hẳn trên một thiết bị riêng, làm di nhất chức năng firewall bảo vệ mọi sự tấn công từ bên ngoài vào bên trong mạng.

Sau khi cấu hình firewall, nếu các thiết bị cần kết nối từ ngoài vào mạng bên trong, bạn phải cấu hình chức năng chuyển port (port forwarding).

Kiểm tra tốt độ truy cập mạng nội bộ và truy cập internet

Trên bất kỳ mạng nào, tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ phụ thuộc vào thành phần có tốc độ thấp nhất trên mạng. Ví dụ: một mạng máy tính có tốc độ lên đến 1 Gbps kết nối đến thiết bị máy tính với card mạng có tốc độ 100 Mbps thì mạng máy tính cũng chỉ có thể truyền dữ liệu với tốc độ 100 Mbps mà thôi.

  • Để test tốc độ trên mạng nội bộ hãy sử dụng công cụ LAN Speed Test
  • Để test tốc độ internet hãy sử dụng công cụ: Speed test

Vài lời kết

Mình vừa trình bày cách thiết lập mạng nội bộ cho gia đình và văn phòng nhỏ, cho bạn thấy tổng quan nhất về một mạng máy tính trong gia đình, từ đó bạn có thể điều chỉnh mở rộng mạng lớn hơn, có nhiều chức năng hơn.

Thường thì khi bạn lắp đặt đường truyền internet cáp quang xong là bạn có ngay mạng nội bộ, các thiết bị máy tính và điện thoại thông minh có thể truy cập được internet qua wifi.

Các thông số như mật khẩu đăng nhập wifi, mật khẩu quản trị modem router wifi nhân viên viễn thông sẽ giữ, bạn nên hỏi họ để có thông tin đó, sau này có thể tự cài đặt bảo vệ hệ thống mạng của mình. Đặc biệt, cần phải thay đổi ngay mật khẩu đăng nhập quản trị router wifi.

Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, hẹn gặp bạn trong các bài viết sau.

Toàn Lê.

Mình tên Toàn, rất thích viết Blog. Rất vui khi được chia sẻ và kết nối với bạn qua Blog này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *